• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Vệ tinh VNREDSat-1: tránh va chạm ngày cận Tết Nguyên Đán

Ngày 17/02/2018 (tức 29 tháng Chạp năm Mậu Tuất), Trung tâm Điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ (TTĐKKTVTN) thuộc Viện Công nghệ vũ trụ đã thực hiện phương án điều khiển vệ tinh VNREDSat-1 tránh va chạm với một vật thể (rác vũ trụ) bay cắt ngang qua quỹ đạo hiện tại của vệ tinh, đảm bảo an toàn cho quả vệ tinh VNREDSat-1.

Ngày 15/02/2018, sau khi xử lý thông báo cảnh báo va chạm từ Trung tâm Phối hợp các nhiệm vụ Vũ trụ (JSPOC) của Mỹ giữa vệ tinh VNREDSat-1 và một vật thể vũ trụ thì thời điểm va chạm được dự đoán vào lúc 20h26 ngày 17/02/2018 (giờ Việt Nam), với xác suất va chạm là 5% và sai lệch vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng quỹ đạo của vệ tinh VNREDSat-1 và vật thể rác là 0,5m. Đây là xác suất va chạm với độ rủi ro cao nhất từ trước đến nay và vượt ngưỡng 0,1% rất nhiều lần. Mặc dù vào những ngày cận Tết Nguyên đán nhưng TTĐKKTVTN đã chủ động tiến hành phân tích, đánh giá tình huống và thực hiện phương án điều chỉnh quỹ đạo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vệ tinh VNREDSat-1. Đây cũng là lần xử lý tránh va chạm thứ 9 của VNREDSat-1 kể từ khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo (tháng 5/2013).

vetinhnho
Hình 1: Sự gia tăng số lượng của rác vũ trụ trong những năm gần đây (Đến năm 2017, nguồn: Cơ quan hàng không Châu Âu –ESA)

Theo các cơ quan vũ trụ lớn trên thế giới như NASA (Mỹ) và ESA (Châu Âu) thì số lượng các vật thể rác vũ trụ trên quỹ đạo thấp (600-800km) đang gia tăng rất nhanh do các vụ phóng tên lửa và mảnh vỡ của các vệ tinh khác. Vì vậy, rủi ro va chạm giữa các vệ tinh tầm thấp như VNREDSat-1 với các vật thể rác vũ trụ ngày càng tăng. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với việc thiết kế và khai thác các vệ tinh quan sát Trái đất tầm thấp.

 Nguồn: Trung tâm Điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ