• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài TN3/T16 “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ GIÁM SÁT LỚP PHỦ RỪNG TÂY NGUYÊN BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐA ĐỘ PHÂN GIẢI, ĐA THỜI GIAN”

Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của Tây Nguyên, tuy nhiên trong quá trình phát triển, rừng cũng là một trong những tài nguyên bị đe dọa tàn phá nhiều nhất. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có một kết quả nào phản ánh chính xác sự biến động lớp phủ rừng tại Tây Nguyên trong thời gian qua, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống có khả năng cung cấp kịp thời, liên tục các thông tin giám sát và quản lý rừng dựa trên công nghệ viễn thám là hết sức cần thiết. Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đã chứng tỏ nhiều ưu thế trong việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lớp phủ rừng, bên cạnh những điểm mạnh như thông tin khách quan đa dạng và chính xác thì trong điều kiện cụ thể ở Tây Nguyên, công nghệ này còn có thể phát huy các ưu điểm như : thông tin bao phủ một khu vực rộng lớn, phù hợp với diện tích rộng của Tây Nguyên; thời gian thu thập thông tin nhanh, liên tục, thích hợp với giám sát điều kiện rừng nhiều biến động như ở Tây Nguyên. Tiếp cận hướng nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCNVN do TS Phạm Việt Hòa chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài TN3/T16 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thong tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên bằng công nghệ viễn thám đa độ phân giải, đa thời gian” (trong thời gian từ tháng 10/2012-09/2015). Đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước đánh giá đạt loại Khá (84.3 /100) tại phiên họp nghiệm thu vào chiều ngày 05/02/2016.

1Hội đồng nghiệm thu

Trên cơ sở ba nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Quản lý, giám sát lớp phủ rừng và theo dõi các thông số môi trường cơ bản ảnh hưởng đến lớp phủ rừng bằng công nghệ viễn thám độ phân giải trung bình trên toàn vùng Tây Nguyên;
- Đánh giá hiện trạng và biến động lớp phủ rừng Tây Nguyên sử dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao đa thời gian bằng phương pháp bán tự động;
- Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lớp phủ rừng cho Tây Nguyên bằng công nghệ Web-GIS.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất đánh giá cao kết quả nghiên cứu đã đạt được, bao gồm:
1. Bộ dữ liệu GIS Tây Nguyên
2. Bộ dữ liệu ảnh vệ tinh Tây Nguyên
3. Cơ sở dữ liệu thông tin không gian và diễn biến lớp phủ rừng các thời điểm (1990, 2000, 2010) của Tây Nguyên
4. Hệ thống thông tin Web-GIS giám sát, quản lý lớp phủ rừng
5. Nguyên lý, quy trình công nghệ và phần mềm ứng dụng công nghệ vũ trụ trong giám sát các thông số môi trường ảnh hưởng đến lớp phủ rừng từ ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình (MODIS)
6. Hệ thống thông tin giám sát tài nguyên môi trường
7. Quy trình công nghệ bán tự động đánh giá hiện trạng và biến động lớp phủ rừng bằng ảnh viễn thám độ phân giải cao cho Tây Nguyên;
8. Bản đồ diễn biến lớp phủ rừng các thời điểm (1990, 2000, 2010)
9. Các bản đồ thông số môi trường

2
TS. Phạm Việt Hòa trình bày tóm tắt các kết quả đã đạt được của đề tài

Trong đó hai kết quả được trình bày chi tiết sau đây có thể là những kết quả nổi bật nhất của đề tài:
Kết quả 1: Các thông số giám sát môi trường rừng từ ảnh vệ tinh được thu nhận và xử lý bao gồm: chỉ số thực vật, chỉ số tăng trưởng thực vật, chỉ số nhiệt độ bề mặt, chỉ số ẩm độ thực vật và chỉ số bốc hơi có ý nghĩa cảnh báo quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Chỉ số thực vật có liên hệ lớn nhất tới hiện trạng rừng, và có thể được sử dụng trong phát hiện sớm các khu vực xảy ra suy thoái rừng

Kết quả 2: Hệ thống WebGIS được xây dựng cho mục đích theo dõi các thông số môi trường rừng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng có khả năng truy cập tốt, tốc độ đáp ứng yêu cầu, vận hành ổn định. Hệ thống WebGIS được thực hiện với mục tiêu phát triển một công cụ trực quan, hỗ trợ trực tiếp cho người quản lý hoặc người dùng có quan tâm tới hiện trạng rừng ở khu vực Tây Nguyên. Hệ thống được thiết kế và triển khai nhằm mục đích theo dõi, quản lý thông tin về rừng trên địa bàn Tây Nguyên. Các tiện ích mà hệ thống WebGIS này có thể cung cấp cho người dùng là: các bản đồ rừng trực tuyến, bản đồ ảnh chỉ số thực vật, nhiệt độ bề mặt, độ bốc hơi nước, độ ẩm bề mặt, kèm theo đó là các số liệu phân tích đánh giá, thống kê được sắp sếp theo danh mục và theo chuỗi thời gian. Các số liệu, dữ liệu này sẽ được cập nhật theo định kỳ khi hệ thống đi vào vận hành.

3
Giao diện WebGIS Tây Nguyên

4
PGS.TS. Trần Trọng Hòa, phó chủ nhiệm chương trình Tây Nguyên 3 phát biểu ý kiến

Dựa trên các kết quả đã đạt được của đề tài, Hội đồng nghiệm thu kết luận: Đề tài đã thực hiện đầy đủ theo đúng yêu cầu của hợp đồng đã ký, đảm bảo tính chính xác và trung thực, có cơ sở khoa học và sát thực tế; Kết quả của đề tài có đóng góp về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn trong việc đánh giá hiện trạng và hoạch định chính sách phát triển bền vững Tây Nguyên và các địa phương khác.

Nguồn TS.Phạm Việt Hòa
Phong Công nghệ viến thám GIS, GPS