• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Báo cáo kết quả chuyến đi thực hiện thí nghiệm “Parabolic Flight 2013” của đoàn sinh viên Việt Nam tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA)

Trong khuôn khổ hợp tác với Diễn đàn các Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Á – Thái Bình Dương (APRSAF), năm 2013, Viện Công nghệ vũ trụ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo thí nghiệm trong môi trường không trọng lượng - Parabolic Flight” -  Asian Student’s Microgravity Flight Experiment Contest - 2013.

Chương trình là một trong những hoạt động về giáo dục và phổ biến kiến thức công nghệ vũ trụ thuộc Diễn đàn các cơ quan hàng không vũ trụ Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 20 ( APRSAF-20). Cuộc thi đã thu hút được sự chú ý của đông đảo sinh viên. Tổng cộng có 15 ý tưởng của sinh viên được đề xuất, trong đó có 14 ý tưởng từ các đội của Trường Đại học Công nghệ (UET) và 1 ý tưởng từ đội sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Các đề xuất được Hội đồng bao gồm các chuyên gia đến từ JAXA, Viện Công nghệ vũ trụ và các thầy cô Trường Đại học Công nghệ xét duyệt. Kết quả ý tưởng đề xuất và thực nghiệm của 4 bạn sinh viên Trường Đại học Công nghệ đã được lựa chọn và cử đi Nhật Bản tham gia thí nghiệm trong môi trường không trọng lượng - Parabolic Flight cùng với các đội thắng cuộc từ các quốc gia Malaysia, Nhật Bản và Thái Lan.

Tại Nhật Bản, các bạn sinh viên được tham gia chuyến bay theo quỹ đạo Parabol (Parabolic Flight) do JAXA tổ chức, khi máy bay bổ nhào từ độ cao 20km xuống 10km, các em sẽ ở trạng thái gần như không trọng lượng. Trong trạng thái ấy (lặp lại khoảng 20 lần), các em sẽ thực hiện thí nghiệm để phát hiện ra hiệu ứng khác nhau so với thí nghiệm ở dưới mặt đất. Thí nghiệm trên chuyến bay “Parabolic flight” của đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp.

Ngày 24/4/2014, tại Hội trường Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra buổi gặp mặt, báo cáo kết quả thí nghiệm và thành công của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghệ. Tham dự buổi gặp mặt, về phía Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam có PGS.TS Doãn Minh Chung - Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Ông Nguyễn Gia Lập - Phó trưởng Ban Hợp tác quốc tế, TS. Hà Quý Quỳnh - Phó trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, ThS. Nguyễn Vũ Giang và nhiều cán bộ Viện Công nghệ vũ trụ. Về phía trường Đại học Công nghệ có GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Phó hiệu trưởng, PGS.TS. Lê Anh Cường - Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin và nhóm sinh viên đoạt giải.

Mở đầu buổi gặp mặt, PGS.TS Doãn Minh Chung và GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy bày tỏ niềm vui mừng với kết quả tốt đẹp của chuyến bay không trọng lượng tại Trung tâm Vũ trụ JAXA  của nhóm sinh viên Việt Nam.

Nhóm sinh viên (gồm Vũ Xuân Lai, Thái Công Khanh, Vũ Tiến Tùng và Nguyễn Mạnh Cường - Lớp K55CA) đã trình bày về ý tưởng và quá trình tham gia thực hiện thí nghiệm trên chuyến bay tại Nhật Bản. Thiết bị của nhóm gồm một bộ khung giá đỡ chứa động cơ, mạch điều khiển, cánh quạt các thiết bị điện thoại thông minh (smart phone), cùng các phần mềm tự viết nhằm thu thập và phân tích dữ liệu. Mục đích chính của nhóm là kiểm tra, so sánh khả năng định hướng và điều khiển của các dòng điện thoại thông minh trong môi trường không trọng lượng thông qua các trò chơi, phần mềm được lập trình và cài sẵn.

Ba thiết bị smart phone được nhóm sử dụng là: Lumia 920, Samsung Galaxy SII và Ipod Gen4 để tiến hành thí nghiệm. 3 điện thoại được gắn vào 3 “cánh tay” quạt trên một mặt phẳng nằm ngang, cánh quạt được kết nối với động cơ và hoạt động dựa vào bảng mạch điều khiển. Nhóm đã thiết lập cho cánh quạt quay với 3 tốc độ 20-40-60 vòng/phút thông qua mạch điều khiển. Ba điện thoại sẽ được cài đặt sẵn phần mềm “Parabolic Fight 2013 App” do nhóm tự viết trên 3 nền tảng khác nhau để đo các thông số gia tốc, vận tốc góc thông qua các cảm biến Accelerometer và Gyroscope có sẵn trong điện thoại. Các thông số cảm biến thu nhận được được sẽ được phân tích trên phần mềm phân tích dữ liệu.

Đây là một cơ hội hết sức quý báu để các sinh viên Việt Nam có cơ hội được tham gia vào môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, được học hỏi, cọ sát, giao lưu với các đội thắng cuộc đến từ các quốc gia Châu Á như Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan. Kết quả thí nghiệm và thành công của chuyến đi cho thấy năng lực, sự chủ động, sáng tạo, sự đam mê và khả năng vượt khó của sinh viên Việt Nam trong nghiên cứu khoa học.

Những thành công ban đầu của nhóm sinh viên là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa 2 đơn vị: Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả trao đổi trong buổi họp cũng mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Trường và Viện về liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ trong những năm tới.

Theo VAST